Nghiên cứu về các giống ngô lai
LHV - Mard, theo phys.org.
Một nghiên cứu về ngô cho thấy, các giống ngô lai mới hấp thu nhiều nitơ hơn các giống ngô khác sau giai đoạn ra hoa. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra các giải pháp tăng sản lượng ngô.
Tony
Vyn, một giáo sư nông nghiệp và Ignacio Ciampitti, một nhà nghiên cứu
nông nghiệp đã nghiên cứu thời gian hấp thu chất dinh dưỡng ở cây ngô và
quá trình này ảnh hưởng đến năng suất như thế nào. Họ nhận thấy rằng,
sau khi ra hoa, các giống ngô lai hiện đại (được lai tạo sau năm 1990)
hấp thu được số nitơ trong đất nhiều hơn 27% so với các giống ngô được
lai tạo trước đó. Trong thực tế, lượng nitơ các giống ngô lai tạo sau
năm 1990 hấp thu sau khi ra hoa trung bình chiếm 56% tổng lượng nitơ của
cả vụ trồng trọt.
Lượng
nitơ chênh lệch so với các giống ngô lai tạo trước năm 1990 chủ yếu là
lượng nitơ được các giống ngô lai hấp thu trong giai đoạn hình thành
hạt. Số lượng nitơ được hấp thu cao hơn và thời gian hấp thụ nitơ làm
sản lượng ngô tăng cao. Thời gian hấp thu nitơ cũng là một căn cứ quan
trọng giúp các nhà khoa học tìm hiểu các chất dinh dưỡng thực vật khác
bị ảnh hưởng như thế nào. Vyn cho biết, hàm lượng nitơ tối ưu tăng khả
năng của thực vật trong việc hấp thụ phốt pho, kali và lưu huỳnh. Một
phần phản ứng của cây ngô khi nhận đủ khí nitơ được thể hiện ở tỷ lệ
phần trăm cao dần của lượng phốt pho, kali và lưu huỳnh trong các hạt
ngô khi thu hoạch.
Các giống ngô lai được lai tạo sau năm 1990 sử dụng nitơ hiệu quả hơn. Vyn và Ciampitti cũng nhận thấy rằng thời gian hấp thu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để dự đoán năng suất và hiệu quả chất dinh dưỡng của cây ngô. Ciampitti cho biết, sinh khối và chất dinh dưỡng được xác định trong hai tuần trước và hai tuần sau giai đoạn ra hoa nhằm dự đoán năng suất ngô. Những khoảng thời gian này là rất quan trọng bởi vì đây là các khoảng thời gian mà hầu hết sinh khối ngô được tạo thành ở các giống ngô lai hiện đại trong điều kiện nước không hạn chế. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp.
No comments:
Post a Comment