Giống bắp biến đổi gen kháng sâu đục rễ, năng suất cao và hiệu quả sử dụng phân N tốt
Các nhà khoa học của ĐH Illinois là Jason Haegele và Frederick Below
đã thực hiện một nghiên cứu để trắc nghiệm giả thuyết của họ về giống
bắp lai biến đổi gen CRM Bt (corn rootworm resistant Bt hybrids) biểu
hiện sự kiện hấp thu N có cải tiến với hiệu quả sử dụng cao. Điều ấy đã
làm cho năng suất giống ngô lai này tốt hơn so với giống gốc không
chuyển gen Bt. Vào năm 2008-2009, họ đã trắc nghiệm hai giống bắp lai
CRW Bt và các giống gốc HT có tính chất “near-isogenic”, không có gen Bt
theo các nghiệm thức phân N 0, 67, 134, 201 và 268 kg N ha−1.
Người ta quan sát được hoạt động ăn của sâu đục rễ tối thiểu ở tại rễ
của giống bắp lai Bt, nhưng số hạt thu được không bằng giống gốc HT. Ở
mức độ phân N thấp, các giống bắp lai Bt có xu hướng gia tăng năng suất,
phản ứng với N mạnh hơn 31%. Ở nghiệm thức bón phân N cao, năng suất
của cả hai giống Bt và HT tương đương nhau, nhưng giống bắp lai Bt có xu
hướng cho năng suất cao hơn theo mức độ giảm bón phân N 38%. Hiệu quả
sử dụng phân N tốt hơn (NUE), hiệu quả hấp thu N tốt hơn (NUpE), ở các
mức độ nitrogen cần cho việc tối ưu hóa năng suất hạt được tìm thấy
trên giống bắp lai Bt vào năm 2008, nhưng NUE và NUpE không khác biệt có
ý nghĩa đối với giống bắp HT vào năm 2009. Họ đã kết luận rằng sự bảo
vệ kháng lại sâu đục rễ của bắp thông qua công nghệ sinh học như vậy có
lợi ích thật sự về mặt nông học cải thiện được tính trạng hấp thụ đạm và
hiệu quả sử dụng phân N ở các môi trường canh tác khác nhau. Xem tạp
chí Crop Science: https://www.crops.org/publications/cs/abstracts/53/2/585.
No comments:
Post a Comment