Blog Archive

CÂY NGÔ VIỆT NAM

Tuesday, January 19, 2021

Giống bắp GM cải tiến phẩm chất dinh dưỡng và chống chịu mặn

Giống bắp GM cải tiến phẩm chất dinh dưỡng và chống chịu mặn

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Meizhen Wang thuộc ĐH Nông Nghiệp Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu nhằm làm tăng phẩm chất dinh dưỡng và tính chống chịu mặn (salt tolerance) của cây bắp thông qua công nghệ di truyền (genetic engineering). Họ đã sử dụng phương pháp bắn gen, đồng chuyển nạp (co-transformation) để tạo ra các dòng bắp GM không có chứa marker chọn lọc với gen mã hóa protein có hàm lượng cao lysine (SBgLR) từ khoai tây và gen mã hóa protein trong hệ thống TF (TSRF1) từ cà chua. Kết quả phân tích cho thấy các dòng bắp biểu hiện được cả hai gen ở nhiều mức độ khác nhau. So với giống bắp bình thường, protein và lysine trong dòng bắp GM tăng 7,7-24,4% và 8,7-30,4%, theo thứ tự. Các dòng bắp GM cũng thể hiện được tính chống chịu mặn khá hơn. Các nhà nghiên cứu này, người ta đã phân tích và định tính được 10 gen khác có liên quan đến stress. Xem chi tiết http://scholar.google.com/scholar_url?hl=en&q=http://www.mdpi.com/1422-0067/14/5/9459/pdf&sa=X&scisig=AAGBfm3z2X1xZzc93pCLz2QifBl9ygq0lw&oi=scholaralrt

 

Bản đồ liên kết vùng mục tiêu những QTL điều khiển việc cải tiến thành tế bào cây bắp

Bản đồ liên kết vùng mục tiêu những QTL điều khiển việc cải tiến thành tế bào cây bắp

Nguồn: Theoretical and Applied Genetics, Volume 126, Issue 5, May 2013, p.1151-1165

Audrey Courtial và ctv. thuộc INRA, Pháp đã tiến hành nghiên cứu nhiều QTL có liên quan đến tính trạng phân rả của thành tế bào và hàm lượng lignin, trước đây họ đã tìm thấy trong quần thể con lai cận giao tái tổ hợp (RIL) của tổ hợp lai F288 × F271, bao gồm những QTL chủ lực định vị tại bin 6.06. Họ gặp trở ngại vì khi giải trình tự alen của các gen định vị xung quan vị trí “bin 6.06”, người ta ghi nhận đó là một vùng đơn hình (monomorphous), như vậy các QTL này giống như những bóng ma thoạt ẩn, thoạt hiện (ghost QTLs). Người ta thực hiện kỹ thuật “refining” (bản đồ phân giải cao) vùng của những QTL được tìm thấy trong quần thể, trên cơ sở tạo ra một sự dầy đặt của bản đồ liên kết (linkage map densification) đối với hầu hết những QTL quan trọng, ngay cả ở nhiều vùng chưa được đánh dấu. Kỹ thuật phân tích lập lại các dữ liệu (re-analysis) với một bản độ di truyền có cải tiến (173 markers thay vì 108) cho thấy những QTL bóng ma này định vị ở bin 6.06 được phân ra thành hai vị trí QTL có mặt ở upstream và downstream của vùng đa hình. Vùng trên của bin 0.06 (upstream of bin 6.06) mang những QTL chủ lực, giải thích được 37 - 59 % biến thiên kiểu hình và kéo dàichỉ trong 6 cM, tương đương với khoảng cách vật lý 2.2 Mbp. Trong 92 gen hiện diện ở vùng tương ứng của genome tham khảo cây bắp số B73, chín gen có thể được xem xét như nguyên nhân của việc hình thành tha2nhte61 bào thứ cấp [bHLH, FKBP, laccase, fasciclin, zinc finger C2H2-typeC3HC4-type (hai gen), NF-YB, WRKY]. Hơn nữa, trên cơ sở bản đồ di truyền có cải tiến như vậy, tám QTLs được phát hiện trong bin 4.09, trong khi đ1o, chỉ có một QTL được ghi nhận bước đầu. Ảnh hưởng tương tác epistasis có ý nghĩa đối với tất cả tính trạng giữa những QTLs này tại bin 4.09 và hai QTLs chủ lực tại bin 6.05. Ba gen có quan hệ với thành tế bào thứ cấp là ZmMYB42, COV1-like, PAL-like hỗ trợ tích cực cho những quãng chứa QTL ở vùng bin 4.09. Kết quả nghiên cứu này, trên cơ sở con lai RIL, làm rõ sự tích cực của kỹ thuật “targeted marker mapping” trên bản đồ di truyền nhằm cải tiến vị trí chính xác của QTL.

 

Kỹ thuật thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên

Kỹ thuật thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên 

Trần Kim Định, Nguyễn Hữu Để, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Cảnh Vinh và Bùi Xuân Mạnh

DOWNLOAD

TÓM TẮT

Tây Nguyên có 72,7 nghìn ha đất trồng lúa mùa khô, mùa thường xuyên thiếu nước nghiêm trọng. Cây ngô có tiềm năng năng suất cao hơn cây lúa nếu trồng trên cùng chân đất, cùng điều kiện, cùng mức độ đầu tư. Ngoài ra cây ngô cần ít nước hơn, luân canh lúa - ngô sẽ tốt hơn so với chuyên canh lúa -lúa về mặt nông học và môi trường. Hệ thống luân canh thay thế cho vụ lúa Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên chưa thấy có nghiên cứu nào công bố.

Một nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa Đông Xuân ở Tây Nguyên bằng việc thâm canh ngô lai đã được thực hiện. Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên” thuộc dự án khoa học công nghệ vốn vay ADB thực hiện từ năm 2009 đến 2011 trên địa bàn Gia Lai và Đắk Lắk.

 

Phát hiện cách bón phân cho ngô năng suất cao có vấn đề

 Phát hiện cách bón phân cho ngô năng suất cao có vấn đề 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Mặc dù những tiến bộ trong nông học, chăn nuôi, và công nghệ sinh học đã làm tăng đáng kể sản lượng hạt ngô, nhưng kiểm tra đất cho thấy, các nhà sản xuất có lẽ chưa cung cấp mức dinh dưỡng tối ưu. Hơn nữa, có lẽ cần phải điều chỉnh nhiều khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay do chúng được phát triển cách đây đã nhiều thập kỷ sử dụng các phương thức quản lý nông học đã lỗi thời và các giống lai không biến đổi gen năng suất thấp.

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Illinois đánh giá lại lượng hấp thu chất dinh dưỡng và sự phân bố chất dinh dưỡng trong các giống bắp lai hiện đại.

"Các  phương pháp bón phân hiện tại có thể không phù hợp với khả năng hấp thu của các giống lai có tính trạng chống lại côn trùng nhờ biến đổi gen và được trồng với mật độ cao - tăng khoảng 400 cây trên một mẫu Anh mỗi năm," nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Đại học Illinois, Ross Bender, cho biết. "Các khuyến nghị dinh dưỡng có thể chưa được điều chỉnh với di truyền học và kỹ thuật quản lý hiện đại, năng suất cao".

Nghiên cứu đã kiểm tra sáu giống lai, mỗi giống đều có tính trạng chống lại côn trùng nhờ biến đổi gen, tại hai địa điểm ở Illinois là DeKalb và Urbana. Các nhà nghiên cứu lấy mẫu mô thực vật tại sáu giai đoạn tăng trưởng với khoảng cách tăng dần. Họ chia chúng thành các phần khác nhau (lá, thân, trái, hạt) để xác định mức độ tích lũy, sử dụng và chuyển động của chất dinh dưỡng qua một  mùa kéo dài.

Tỷ lệ hấp thu tối đa thường xảy ra trong thời gian tăng trưởng sau đó. Đây cũng là thời kỳ sản xuất vật chất khô lớn nhất, trong khoảng thời gian 10 ngày từ V10 đến V14. Tuy nhiên, so với tổng lượng hấp thu, thì lượng hấp thu phốt pho (P), lưu huỳnh (S), và kẽm (Zn) lớn hơn trong thời gian lấp đầy hạt so vớ thời gian tăng trưởng thực vật. Nghiên cứu cũng cho thấy các giai đoạn quan trọng trong sự hấp thu các vi chất dinh dưỡng thì ngắn hơn so với các giai đoạn hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng.

Matias Ruffo, đồng tác giả của bài nghiên cứu và là nhà quản lý nông học trên toàn thế giới tại Công ty Mosaic nhận xét rằng, "các nhà sản xuất cần biết được thời điểm và thời gian tích lũy chất dinh dưỡng. Đồng bộ hóa những lúc sử dụng phân bón với thời gian hấp thu dinh dưỡng tối đa là một việc cực kỳ quan trọng để đạt được hiệu quả sử dụng phân bón tốt nhất".

Jason Haegele, một đồng tác giả khác của bài nghiên cứu và nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Đại học Illinois nói thêm rằng: "Mặc dù các chất dinh dưỡng vi lượng và các chất dinh dưỡng đa lượng đều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây, nhưng hai khía cạnh quan trọng này trong dinh dưỡng thực vật có vai trò quan trọng để xác định tốt hơn chất dinh dưỡng nào đòi hỏi cần chú ý nhiều nhất: số lượng một chất dinh dưỡng cần thiết cho sản xuất (tổng mức dinh dưỡng hấp thu) hay số lượng chất dinh dưỡng đó tích lũy trong hạt".

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần thiết phải có một lượng lớn nitơ (N), kali (K), P và S, với việc bón phân nên được thực hiện trong các giai đoạn tăng trưởng chính để tối đa hóa sự tăng trưởng của cây trồng. Hơn nữa, tính toán một cách đầy đủ tỷ lệ các chất dinh dưỡng với chỉ số thu hoạch cao, như N, P, S, và Zn – là các chất mất đi từ cánh đồng để đến hạt - là một việc thiết yếu để duy trì dài năng suất đất lâu dài.

Ở Illinois, người ta thường bón tất cả P trong một vụ luân canh ngô-đậu nành trước năm sản xuất ngô.

"Mặc dù nông dân ở Illinois bón phân, trung bình, khoảng 42kg P2O5 trên mỗi mẫu Anh cho ngô, nhưng khoảng 80 phần trăm ruộng trồng đậu nành không nhận được thêm phốt pho nào sẽ chỉ còn lại 5.9 kg trên một mẫu Anh để sản xuất đậu nành cho năm sau," Fred Below, giáo sư về sinh lý học cây trồng, cho biết. "Lượng này không chỉ không đủ cho mục tiêu sản lượng đậu nhành ở mức thậm chí ít nhất, mà các dữ liệu này còn cho thấy sự khủng hoảng về độ màu mỡ của đất tiềm tàng nếu tỷ lệ sử dụng phân bón không được điều chỉnh khi năng suất tăng".

Phát hiện mới này sẽ giúp các nhà sản xuất có thể “hòa hợp” giữa nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng với nguồn dinh dưỡng hợp lý và sử dụng tỷ lệ phù hợp đúng lúc và đúng chỗ. Nhóm nghiên cứu này hiện đang thực hiện một nghiên cứu theo dõi, xem xét mô hình tích lũy và sử dụng dinh dưỡng theo mùa trong sản xuất đậu nành.

"Mặc dù quản lý chất dinh dưỡng là một quá trình phức tạp, nhưng hiểu biết tốt hơn về sinh lý của sự tích lũy và sử dụng chất dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để tối đa hóa năng suất tiềm năng vốn có của ngô". Bender kết luận. Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-04/uoic-fni041813.php

Nghiên cứu về các giống ngô lai

 Nghiên cứu về các giống ngô lai 

LHV - Mard, theo phys.org.

Một nghiên cứu về ngô cho thấy, các giống ngô lai mới hấp thu nhiều nitơ hơn các giống ngô khác sau giai đoạn ra hoa. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra các giải pháp tăng sản lượng ngô. 

Tony Vyn, một giáo sư nông nghiệp và Ignacio Ciampitti, một nhà nghiên cứu nông nghiệp đã nghiên cứu thời gian hấp thu chất dinh dưỡng ở cây ngô và quá trình này ảnh hưởng đến năng suất như thế nào. Họ nhận thấy rằng, sau khi ra hoa, các giống ngô lai hiện đại (được lai tạo sau năm 1990) hấp thu được số nitơ trong đất nhiều hơn 27% so với các giống ngô được lai tạo trước đó. Trong thực tế, lượng nitơ các giống ngô lai tạo sau năm 1990 hấp thu sau khi ra hoa trung bình chiếm 56% tổng lượng nitơ của cả vụ trồng trọt.
 
Lượng nitơ chênh lệch so với các giống ngô lai tạo trước năm 1990 chủ yếu là lượng nitơ được các giống ngô lai hấp thu trong giai đoạn hình thành hạt. Số lượng nitơ được hấp thu cao hơn và thời gian hấp thụ nitơ làm sản lượng ngô tăng cao. Thời gian hấp thu nitơ cũng là một căn cứ quan trọng giúp các nhà khoa học tìm hiểu các chất dinh dưỡng thực vật khác bị ảnh hưởng như thế nào. Vyn cho biết, hàm lượng nitơ tối ưu tăng khả năng của thực vật trong việc hấp thụ phốt pho, kali và lưu huỳnh. Một phần phản ứng của cây ngô khi nhận đủ khí nitơ được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm cao dần của lượng phốt pho, kali và lưu huỳnh trong các hạt ngô khi thu hoạch.

Các giống ngô lai được lai tạo sau năm 1990 sử dụng nitơ hiệu quả hơn. Vyn và Ciampitti cũng nhận thấy rằng thời gian hấp thu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để dự đoán năng suất và hiệu quả chất dinh dưỡng của cây ngô. Ciampitti cho biết, sinh khối và chất dinh dưỡng được xác định trong hai tuần trước và hai tuần sau giai đoạn ra hoa nhằm dự đoán năng suất ngô. Những khoảng thời gian này là rất quan trọng bởi vì đây là các khoảng thời gian mà hầu hết sinh khối ngô được tạo thành ở các giống ngô lai hiện đại trong điều kiện nước không hạn chế. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp.

Các nhà khoa học phát triển giống ngô có thể tự cung cấp phân bón

 CÁC NHÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ CÓ THỂ TỰ CUNG CẤP PHÂN BÓN 

Quỹ Bill và Melinda Gates (BMGF) đã tài trợ dự án nghiên cứu nhằm phát triển giống ngô có thể tạo ra phân bón riêng cho mình. Nếu thành công dự án sẽ mở ra một hướng mới để giải quyết vấn đề lương thực của Châu Phi với giá rẻ và bền vững. Trên quy mô toàn cầu, điều này có thể dẫn đến việc giảm sử dụng phân bón nhân tạo và ô nhiễm môi trường do đó ít hơn.

Nhóm các nhà khoa học chịu trách nhiệm về dự án nghiên cứu được dẫn đầu bởi Giáo sư Jens Stougaard của Đại học Aarhus - Đan Mạch.

Trước khi nghiên cứu này, Giáo sư Stougaard dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra cách cây họ đậu có khả năng thiết lập sự cộng sinh với vi khuẩn có thể sử dụng nitơ trong không khí để tạo ra phân bón cho riêng mình.

Phối hợp với các đồng nghiệp quốc tế, nhóm các nhà nghiên cứu đang trong quá trình chuyển giao cơ chế này cho cây ngô.

Sự cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm sẽ giúp ngô sử dụng được nitơ từ không khí, qua đó nâng cao năng suất ngô.

“Đây là ví dụ của việc sử dụng kết quả của nghiên cứu cơ bản dẫn đến sáng tạo, ứng dụng vào thực tiễn đem lại giá trị lớn cho nhiều người”, Giáo sư Jens Stougaard nói. “Một thập kỷ nghiên cứu về di truyền cây họ đậu đã cho chúng ta biết được cơ chế cơ bản cho phép cây họ đậu thiết lập sự cộng sinh với vi khuẩn, và đây là cơ sở để xây dựng dự án”, ông cho biết thêm.

Về lâu dài, kết quả của dự án có thể có tác động đáng kể đến toàn thế giới, vì nó có thể làm giảm - hoặc thậm chí loại bỏ - sử dụng phân bón nhân tạo và do đó làm giảm ô nhiễm môi trường.

Bắp: Cách di truyền mới lạ

Bắp: Cách di truyền mới lạ 

Dostdongnai theo Sciencedaily.

Nghiên cứu gần đây giải thích cách thức một số đặc điểm nào đó có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo – ít nhất là ở thực vật – mà không tuân theo các quy luật được thừa nhận của di truyền.

Các khoa học gia đã cho thấy rằng 1 loại enzim ở bắp chịu trách nhiệm cho việc đọc các thông tin từ DNA có thể gây ra những thay đổi ngoài mong đợi ở hoạt động gene – đây là 1 ví dụ về sự biểu sinh.

Biểu sinh ám chỉ đến những biến đổi ở bộ gene mà không trực tiếp gây ảnh hưởng đến các chuỗi DNA. Mặc dù một số bằng chứng đã cho thấy rằng các thay đổi biểu sinh có thể bỏ qua ảnh hưởng của DNA để tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng tính di truyền biểu sinh này có thể lệ thuộc vào sự sinh sản chọn lọc.

Các nghiên cứu gia đã gây giống 10 thế hệ bắp và nhận thấy rằng một hoạt động gene đặc biệt vẫn tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác dù enzim đó có đang thực hiện chức năng hay không – có nghĩa là hành vi di truyền đặc thù không cần phải có đặc điểm gene này cũng vẫn có thể tiếp diễn.

Và các khoa học gia đã xác định rằng đó là do enzim này nhắm đến 1 mảnh DNA nhỏ - mảnh DNA này đã nhảy từ 1 khu vực của bộ gene đến 1 khu vực khác của bộ gene, đem lại sức mạnh cho đoạn DNA nhỏ đó để bật gene này một cách đáng kinh ngạc.

Gene đang được bàn đến này tác động đến việc tạo sắc tố ở cây bắp. Nhờ những thí nghiệm này mà các nghiên cứu gia có thể thay đổi loại bắp hạt vàng thành nhiều giống bắp hạt xanh bằng cách dung hòa hoạt động của gene này ở mỗi một cây bố.

Phó giáo sư Jay Hollick đến từ Trường Đại học Bang Ohio cho biết: “Gene này thay đổi biểu hiện của nó ở 1 kiểu biểu sinh và nó không theo những hành vi di truyền chuẩn mực. Hai nhân tố đó có nhiều ám chỉ sâu sắc không chỉ cho việc sinh sản mà còn cho quá trình tiến hóa”.

Người trồng trọt thường hy vọng có thể tạo ra những đặc điểm mong muốn theo những gì được cho là nguyên tắc di truyền Mendel: Con cái nhận 1 bản sao các gene từ mỗi một cây bố mẹ, và những đặc điểm gene tương ứng, hoặc những hình thức gene thay thế, điều này giúp dự đoán những đặc điểm nào sẽ biểu hiện ở thế hệ cây tiếp theo.

Tuy nhiên, các biến dị biểu sinh làm thay đổi khả năng tiên đoán hành vi gene đã làm phức tạp những dự tính đó.

“Những người trồng trọt săn lùng các đặc điểm mới lạ gây bắt mắt trên thị trường và họ thật sự không quan tâm đến nền tảng đó là gì, miễn sao họ có thể lấy được và nhân giống nó. Tính di truyền biểu sinh đem lại kết quả ngoài mong đợi, nhưng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đem lại 1 cơ hội – nếu họ nhận ra biến dị mà họ đang tìm kiếm chính là kết quả của quá trình biểu sinh thì họ có thể tận dụng điều đó”, nghiên cứu gia Hollick cho biết.

“Chỉ việc biết được gene tương ứng này hoạt động ở kiểu biểu sinh này thì tôi có thể tạo ra các giống cây có màu sắc trọn vẹn hoặc không có màu sắc bởi vì tôi đang xử lý biến dị biểu sinh chứ không phải biến dị di truyền. Và dĩ nhiên, màu sắc chỉ là 1 đặc điểm có thể bị tác động”.

Với chuyên môn lâu dài về nền tảng phân tử cho hoạt động gene không mong đợi ở thực vật, Hollick đã nhắm đến 1 enzim có tên là RNA polymerase IV (Pol IV). Có rất nhiều loại RNA polymerase chịu trách nhiệm cho việc để biểu hiện gene di chuyển ở tất cả các tế bào, và Pol IV là 1 RNA polymerase bí ẩn ở thực vật để tạo ra các phân tử RNA nhỏ.

Pol IV đã khiến các khoa học gia phải rối trì vì mặc dù nó có sự bảo tồn mạnh mẽ ở tất cả các cây trồng nhưng nó có thể không có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của Arabidopsis, đây là sinh vật mẫu chung ở ngành sinh học thực vật. Chẳng hạn, khi Pol IV bị xóa bỏ khỏi những cây này thì chúng cũng không thể hiện tín hiệu báo nguy nào.

Tuy nhiên, ở bắp, phòng thí nghiệm của Hollick trước đây đã phát hiện ra rằng việc không có Pol IV đã tạo ra nhiều vấn đề rõ rệt ở những cây này, như mọc hạt ở cờ chẳng hạn.

Hollick cùng các đồng sự đã quan sát thấy rằng những cây thiếu Pol IV còn không biểu hiện sắc tố nào ở hạt – có nghĩa là người ta mong đợi chúng có màu vàng.

“Bởi vì chúng tôi biết đặc điểm hạt mọc ở cờ này là do biểu hiện sai của 1 gene nên chúng tôi đã giả thuyết rằng đặc điểm sắc tố này có thể là do 1 nhân tố điều tiết sắc tố được biểu hiện ở 1 mô mà thông thường ở đó nó chưa bao giờ được biểu hiện. Phân tích phân tử cho thấy rằng đúng là như thế”.

Các nghiên cứu gia đã chọn những hạt tối màu và những hạt sáng màu từ rất nhiều thế hệ cây trồng và cho lai với những cây được lấy từ nhiều loại hạt khác nhau để tạo thêm nhiều thế hệ bắp mới.

“Chúng tôi nhận thấy rằng cờ bắp phát triển từ những cây đó thậm chí còn nhiều hạt sậm màu hơn và ít hạt nhạt màu hơn. Chúng tôi có thể tách những loại đậm và nhạt nhất để cho lai với nhau và tiếp tục tăng thêm sắc tố qua nhiều thế hệ”, ông cho biết. “Chúng tôi đã tạo ra nhiều giống hơn, những giống này có lượng sắc tố ngày một tăng”.  

“Về cơ bản, chúng tôi đang tạo ra 1 đặc điểm mới lạ, nhưng không phải bằng cách chọn lựa bất kỳ gene đặc biệt nào. Chúng tôi chỉ liên tục thay đổi tình trạng biểu sinh của 1 trong 2 bộ gene bố mẹ”.

Điều này khiến các khoa học gia thắc mắc lý do vì sao các gene tương ứng bị ảnh hưởng của gene tạo sắc tố lại hành xử theo cách này. Một nghiên cứu về các gene tương tự bị tác động này đã cho thấy sự có mặt của 1 transponson: đây là 1 mảnh DNA nhỏ đã nhảy từ khu vực này sang khu vực khác của bộ gene.

Do sự sắp xếp chuỗi của một số đoạn RNA nhỏ xuất phát từ hoạt động của Pol IV giống với sự sắp xếp chuỗi của các transposon này nên kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa với các khoa học gia.

Hollick cho biết: “Hiện tại chúng tôi biết rằng Pol IV có liên quan đến việc điều tiết các transposon, cũng không có gì ngạc nhiên khi những gene gần các transposon được điều tiết bởi Pol IV”.

Giống bắp biến đổi gen kháng sâu đục rễ, năng suất cao và hiệu quả sử dụng phân N tốt

Giống bắp biến đổi gen kháng sâu đục rễ, năng suất cao và hiệu quả sử dụng phân N tốt 

DOWNLOAD


Các nhà khoa học của ĐH Illinois là Jason Haegele và Frederick Below đã thực hiện một nghiên cứu để trắc nghiệm giả thuyết của họ về giống bắp lai biến đổi gen CRM Bt (corn rootworm resistant Bt hybrids) biểu hiện sự kiện hấp thu N có cải tiến với hiệu quả sử dụng cao. Điều ấy đã làm cho năng suất giống ngô lai này tốt hơn so với giống gốc không chuyển gen Bt. Vào năm 2008-2009, họ đã trắc nghiệm hai giống bắp lai CRW Bt và các giống gốc HT có tính chất “near-isogenic”, không có gen Bt theo các nghiệm thức phân N 0, 67, 134, 201 và 268 kg N ha−1. Người ta quan sát được hoạt động ăn của sâu đục rễ tối thiểu ở tại rễ của giống bắp lai Bt, nhưng số hạt thu được không bằng giống gốc HT. Ở mức độ phân N thấp, các giống bắp lai Bt có xu hướng gia tăng năng suất, phản ứng với N mạnh hơn 31%. Ở nghiệm thức bón phân N cao, năng suất của cả hai giống Bt và HT tương đương nhau, nhưng giống bắp lai Bt có xu hướng cho năng suất cao hơn theo mức độ giảm bón phân N 38%. Hiệu quả sử dụng phân N tốt hơn (NUE), hiệu quả hấp thu N tốt hơn (NUpE), ở các mức độ  nitrogen cần cho việc tối ưu hóa năng suất hạt được tìm thấy trên giống bắp lai Bt vào năm 2008, nhưng NUE và NUpE không khác biệt có ý nghĩa đối với giống bắp HT vào năm 2009. Họ đã kết luận rằng sự bảo vệ kháng lại sâu đục rễ của bắp thông qua công nghệ sinh học như vậy có lợi ích thật sự về mặt nông học cải thiện được tính trạng hấp thụ đạm và hiệu quả sử dụng phân N ở các môi trường canh tác khác nhau. Xem tạp chí Crop Science: https://www.crops.org/publications/cs/abstracts/53/2/585.

 

Thursday, January 14, 2021

Năng suất bắp chống chịu nóng tăng nhờ hoạt động 6-phosphogluconate dehydrogenase

 Năng suất bắp chống chịu nóng tăng nhờ hoạt động 6-phosphogluconate dehydrogenase

Nguồn: Camila Ribeiro, Tracie A. Hennen-Bierwagen, Alan M. Myers, Kenneth Cline, and A. Mark Settles. 2020. Engineering 6-phosphogluconate dehydrogenase improves grain yield in heat-stressed maize. PNAS December 29, 2020 117 (52) 33177-33185

Stress nóng làm giảm năng suất bắp bởi số hạt bắp không được đầy chắc hạt trong thời gian biến dưỡng sự vào chắt hạt (grain filling). Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất thời gian cây phơi nhiễm trong nhiệt độ nóng cực đoan khiến cây bị stress, và sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Người ta chứng minh rằng có một enzyme trong cơ chế biến dưỡng carbon trung tâm rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Nhờ tạo ra một trạng thái kháng nóng (heat-resistant form) của enzyme này trong một buồng riêng có quy mô tế bào chính xác, một số lượng lớn hạt bắp phát triển / từng cây được đếm trong suốt quá trình stress nóng trên ruộng thí nghiệm. cải tiến về di truyềncó thể được xem là cách tiếp cận tiến bộ làm hạn chế sự thất thoát năng suấtdo biến đổi khí hậu. Sinh tổng hợp tinh bột trong phôi nhũ là một chỉ thị đầu tiên của năng suất hạt và rất nhạy cảmđối với stress nóng. Men chloroplast-localized 6-phosphogluconate dehydrogenase (6PGDH), PGD3, rất cần thiết cho tinh bột nội nhũ tích tụ. Bắp có hai enzyme mang tính chất cytosolic (thuộc về dịch bào chất) đó là: PGD1 and PGD2, không cần thiết để phát triển hạt bắp (kernel). Người ta tìm ra cytosolic PGD1 và PGD2 isozymes có hoạt tính bền đối với nhiệt độ, trong khi đó, hoạt tính của PGD3 có trong amyloplas có tính chất không bền khi bị stress nóng. Xác định đích đến của 6PGDH bền vững với nhiệt độ nóng đối với amyloplasts trong nội nhũ bằng cách dung hợp lại Waxy1 chloroplast đánh dấu trình tự peptide coding của khung đọc mã của hai gen Pgd1 và Pgd2  (ORFs). Những protein dung hợp giữa WPGD1 và WPGD2 mang vào chloroplasts, chúng minh có một trình tự đích mang chức năng. Cây bắp transgenic biểu hiện mạnh mẽ WPGD1 và WPGD2 với promoter đặc biệt cho nội nhũ đã làm tăng lên hoạt tính của 6PGDH làm ổn định tính chịu nóng in vitro. WPGD1 và WPGD2 transgenes bổ sung cho kiểu hình của gen pgd3-còn thiếu trong hạt bắp, chỉ ra rằng dự tích hợp các proteins như vậy đều có trong amyloplast. Trên ruộng thí nghiệm, hai transgenes WPGD1 và WPGD2 có thể làm giảm thiểu sự thất thoát năng suất trong nghiệm thức xử lý nóng vào ban đêm nhờ gia tăng được số hạt bắp đáng kể. Xem https://www.pnas.org/content/117/52/33177

 

Silicon cải tiến sự tăng trưởng và chịu mặn của cây bắp

Silicon cải tiến sự tăng trưởng và chịu mặn của cây bắp

Nguồn: Muhammad AliSobia AfzalAasma ParveenMuhammad KamranMuhammad Rizwan JavedGhulam Hassan AbbasiZaffar MalikMuhammad RiazSalman AhmadMuhammad Sohaib ChatthaMohsin AliQurban AliMuhammad Zahir UddinMuhammad RizwanShafaqat Ali. 2020. Silicon mediated improvement in the growth and ion homeostasis by decreasing Na + uptake in maize (Zea mays L.) cultivars exposed to salinity stress. Plant Physiol. BioChem. 2021 Jan;158:208-218. doi: 10.1016/j.plaphy.2020.10.040.

Silicon (Si) có vai trò đóng góp đáng kể vào tính kháng của cây chống lại stress sinh học. Cho dù vậy, cơ chế chi tiết của nó với chức năng của Si trong việc làm giảm thiểu độc tố mặn của cây bắp (Zea mays L.) vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này chỉ ra phản ứng của Si được bón vào đất làm tăng cường sự tăng trưởng, sự trao đổi khí, sự điều tiết bảo hòa ion (ion homeostasis) và hoạt tính của những enzyme có tính chất antioxidant trong 2 giống bắp trồng (P1574 và Hycorn 11) grown under saline conditions. Stress mặn làm giảm đáng kể số lượng sinh khối mô (rễ và chồi thân), hàm lượng nước tương đối RWC (relative water contents), chỉ số bền của màng MSI (membrane stability index), bản chất trao đổi khí, và hoạt tính của enzyme có tính chất antioxidant i.e., superoxide dismutase (SOD), peroxidase (POD), ascorbate peroxidase (APX) và catalase (CAT). Tuy nhiên, chất độc của cây bị kích hoạt do mặn làm tăng trong mô hàm lượng chất malondialdehyde (MDA), hydrogen peroxide (H2O2), tỷ lệ Na+/K+ , chuyển vị ion Na+  (từ rễ lên chồi thân), và sự hấp thu của nó. Ảnh hưởng được quan sát rõ nhất trong giống bắp Hycorn 11 hơn so với giống P1574 trong xử lý nghiệm thức stress mặn cao (S2; 160 mM NaCl). Bổ sung thêm Si làm giảm độc chất mặn, được quan sát rõ trên giống P1574 có quan hệ gần với giống Hycorn 11 chứng minh rằng: có xu hướng tăng của RWC, MSI, và hoạt tính của SOD, POD, APX, CAT. Bên cạnh đó, sự giảm stress mặn nhờ Si là do tỷ lệ ion Na+/K+ suy giảm, hấp thu ion Na+ giảm ở mặt ngoài vùng rễ bắp, trong chuyển vị ở tế bào mô bắp, do đó, giảm giảm đáng kể sự tích tụ ion Na+. Đây là một xu hướng mới liên quan đến vai trò Si trong sự tăng trưởng cây bắp dưới điều kiện bị mặn. Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33281032/

 

Saturday, January 9, 2021

2020. Dương Thị Loan. Kết quả bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại thuốc hóa học Dupont Prevathon 5SC và Radiant 60SC đến tỉ lệ phòng trừ sâu keo mùa thu trên cây ngô

 KT QUC ĐU NGHIÊN CU NH HƯNG CA HAI LOI THUC HÓA HC DUPONT PREVATHON 5SC VÀ RADIANT 60SC ĐN TL PHÒNG TRSÂU KEO MÙA THU (Spodoptera frugiperda) TRÊN CÂY NGÔ

Dương Th Loan*, Vũ ThBích Hnh, Nguyn Văn Hà, Hoàng Th Thùy, Trn ThThanh Hà, Vũ Văn Liết

DOWNLOAD

TÓM TT

Mc đích ca nghiên cu này là s dng hai loi thuc hóa hc Dupont Prevathon 5SC và Radiant 60SC đ qun lý s xâm nhp ca sâu keo mùa thu trên đi tưng cây ngô, cho hiu qudit tr sâu cao nht, ít đc hi vi con ni và môi trưng. Thí nghim thc hin ti Vin Nghiên cu và Phát trin cây trng trong vThu Đông 2019, s dng hai loi thuc tr sâu ít đc: Dupont Prevathon 5SC (hot cht Chlorantraniliprole 5%) và Radiant 60SC (hot cht Spinetoram 60%), liu lưng thuc theo khuyến cáo ca nhà sn xut. Kết qu đã xác đnh đưc công thc phun phi hp Chlorantraniliprole 5%+ Spinetoram 60%, phun kép cho hiu qu dit trsâu keo mùa thu đt cao nht, trđưc 100% sâu trên cây sau 7 ngày phun thuc và không làm nh hưng đến năng sut ngô cui cùng. 

Initial Research on the Effects of Two Chemical Products of Duponts Prevathon 5SC and Radiant 60SC on the Rate of Prevention of Fall Armyworm (Spodoptera frugiperda) onMaize

ABSTRACT

This study aimed to use two insecticidal products, Dupont Prevathon 5SC and Radiant 60SC,to manage the infestation of the Fall Armyworm on maize. These products have shown the highest effective insecticide, less toxic to humans and the environment. The experiments were conducted at the Plant Research and Development Institute in the Autumn-Winter 2019, using two low-toxic insecticides: Dupont Prevathon 5SC (active ingredient Chlorantraniliprole 5 percent) and Radiant 60SC (active ingredient Spinetoram 60 percent), the dosage of the drug as recommended by the manufacturer. The results have identified the combination spray formula Chlorantraniliprole 5 percent + Spinetoram 60 percent, repeated spraying results in the highest fall glue insecticide, eliminating 100 percent of insects on trees after 7 days of spraying and has not caused the effect on the final corn yields