Nghiên cứu về cách thức cây ngô kiểm soát số lượng tế bào gốc
Ở thực vật, sự phát triển của các cơ quan như rễ, lá và hoa phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh. Tại Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (CSHL), Giáo sư David Jackson đã nghiên cứu đột biến xảy ra tự nhiên ở cây trồng để có được những hiểu biết về cách thức thực vật phát triển. Công việc này có ý nghĩa to lớn trong việc tăng sản lượng các cây lương thực chính như ngô.
Trên
một bài báo đăng tải trực tuyến trên tạp chí Nature, Jackson và các
đồng nghiệp đưa ra bằng chứng đầu tiên về sự tương tác giữa các chức
năng quan trọng của một lớp phân tử tín hiệu được gọi là protein G liên
kết với các thụ thể và một loại thụ thể bề mặt tế bào chưa từng được
biết đến.
Khi
nghiên cứu một đột biến ngô lẻ, Tiến sỹ Peter Bommert và những người
khác đã tìm thấy gen CT2 ở ngô mã hóa một protein G được gọi tắt là G ?.
Các thí nghiệm khác cho thấy một sự tương tác bất ngờ giữa G ? và một
thụ thể bề mặt tế bào, đó là một phần của tín hiệu CLAVATA được biết đến
để kiểm soát sự kích hoạt tế bào gốc. Kết quả của nghiên cứu này tạo hy
vọng cho những nỗ lực tăng sản lượng lương thực trong tương lai.
Ngô
là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Chỉ riêng tại
Hoa Kỳ thì sản lượng đã khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống ngô
lai ghép được nông dân ưa chuộng hơn so với các giống ngô thông thường
do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai. Trong khi một vài giống ngô
có thể cao tới 7 m thì các giống ngô thương phẩm đã được lai tạo với
chiều cao chỉ khoảng 2,5 m. Giống ngô ngọt Zea mays var. rugosa hay Zea
mays var. saccharata thông thường thấp hơn so với các giống ngô khác.
No comments:
Post a Comment