CÂY NGÔ VIỆT NAM

Saturday, March 2, 2024

Phân lập loci điều khiển miên trạng hạt bắp

 Phân lập loci điều khiển miên trạng hạt bắp

Nguồn: Xiaolin MaLiqing FengAnyan TaoTinashe ZendaYuan HeDaxiao ZhangHuijun Duan & Yongsheng Tao. 2023. Identification and validation of seed dormancy loci and candidate genes and construction of regulatory networks by WGCNA in maize introgression lines. Theoretical and Applied Genetics December 2023; vol. 136, Article number: 259

 

Người ta thu thập được 17 PHS-QTLs và gen ứng cử viên, gồm có loci chủ lực, 3 loci chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và 2 loci có đồng vị trí với kết quả nghiên cứu trước đây về bản đồ di truyền. Chức năng của 3 gen ứng cử viên được người ta minh chứng bằng phương pháp đột biến (các mutants); 9 proteins đích và 5 hệ thống gen được sàng lọc theo phương pháp GWAS và WGCNA.

 

Miên trạng SD (Seed dormancy) và tính trạng hạt nẩy mầm trước khi thu hoạch PHS (pre-harvest sprouting) đều có ảnh hưởng đến năng suất, cũng như phẩm chất hạt lai trong công nghệ sản xuất hạt giống bắp lai. Do vậy, việc xác định bản chất di truyền là sự điều tiết đối với tính trạng PHS và SD là chìa khóa của phân tích chức năng gen đích, khai thác nguồn biến dị di truyền  và cải tiến di truyền. Kết quả cho thấy có 78.360 chỉ thị SNPs thông qua phương pháp SLAF-seq của 230 dòng con con lai ILs (chromosome segment introgression lines), tính trạng PHS qua 5 địa điểm khảo nghiệm với phân tích GWAS (genome wide association study) (a threshold of 1/n), và người ta thấy có 17 QTLs chưa được báo cáo trước đây, gắn liền với tính trạng PHS, bao gồm 11 QTLs với PVE > 10% (giải thích biến thiên kiểu hình); 3 QTLs tương tác với môi trường. Hai QTL loci đồng vị trí giữa hai phương pháp lập bản đồ di truyền. Người ta áp dụng phương pháp DEGs (differential gene expression analyses) vào hai giai đoạn phát triển của hạt bắp, phân tích chức năng gen của dòng đột biến Arabidopsis, và phân tích chức năng gen trong vùng chứa QTL mục tiêu, có 17 gen ứng cử viên gắn với QTLs  điều khiển  tính trạng PHS, có 5 hệ thống điều tiết ở mức độ phân tử (molecular regulatory networks) được hình thành. Trên cơ sở kết quả đột biến Arabidopsis T-DNA, có 3 gen ứng cử viên biều hiện điều tiết tính trạng SD và PHS. Trong khi đó, kết quả RNA-seq của phát triển hạt, kết quả phân tích “weighted correlation network” (WGCNA), cho thấy có 5 chu trình điều tiết với các gen đích điều tiết tính trạng PHS và SD. Dựa trên phân tích kết hợp giữa GWAS và WGCNA, có 4 lộ trình, 9 proteins đích và những gen mục tiêu đã được lộ dần ra, hầu hết, chúng điều rhòa cơ chế biến dưỡng thành tế bào, sự nhân lên tế bào và chống chịu sự mất nước của hạt giống. Đây mới chính là ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng nhằm làm rõ cơ sở di truyền của tính trạng PHS và SD của cây bắp, cũng như khai thác nguồn gen có ích và cải tiến di truyền tính trạng nói trên.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-023-04495-8

ZmC2H2-149 điều tiết thụ động tính chống chịu khô hạn bởi ức chế ZmHSD1 trong cây bắp

 ZmC2H2-149 điều tiết thụ động tính chống chịu khô hạn bởi ức chế ZmHSD1 trong cây bắp

Nguồn: Huafeng LiuZhendong WuMiaomiao BaoFengran GaoWenjing YangSalah Fatouh Abou-ElwafaZhixue LiuZhenzhen RenYingfang ZhuLixia KuHuihui SuLeelyn ChongYanhui Chen. 2024. ZmC2H2-149 negatively regulates drought tolerance by repressing ZmHSD1 in maize.Plant Cell Environ.; 2024 Jan 1. doi: 10.1111/pce.14798. 

 

 

Khô hạn là stress phi sinh học chính làm hạn chế sản lượng bắp trên toàn thế giới. Do đó, nội dung cải tiến tính trạng chống chịu hạn trở nên quan trọng bậc nhất của giống cây trồng phục vụ nông nghiệp bền vững. Theo kết quả nghiên cứu này, người ta xem xét vai trò của Cys2 /His2 zinc-finger-proteins (C2H2-ZFPs) trong tính trạng chống chịu khô hạn của cây bắp như protein C2H2-ZFPs có khả năng liên qua chống chịu stress của cây. Thông qua xử lý 150 dòng đột biến 150 Ac/Ds đối với stress khô hạn, người ta xác định được đột biến Ds-insertion, đó là zmc2h2-149, biểu thị tính chống chịu hạn gia tăng. Sự biểu hiện mạnh mẽ của ZmC2H2-149 trong hệ gen cây bắp dẫn đến sự suy giảm cả cả tính trạng chịu hạn và năng suất bắp. Người ta áp dụng kỹ thuật DAP-Seq, RNA-Seq, Y1H và xét nghiệm LUC cho kết quả là ZmC2H2-149 ức chế trực tiếp sự biểu hiện của một “regulator” chống chịu hạn một cách tích cực, phân tử ZmHSD1 (hydroxysteroid dehydrogenase 1). Nhất là, đột biến zmhsd1 biểu hiện tính chống chịu hạn suy giảm và năng suất thấp trong điều kiện trồng bắp thiếu nước tưới so với cây bắp nguyên thủy (wild-type) của nó. Kết quả chứng minh được rằng ZmC2H2-149 có thể điều tiết ZmHSD1 đối với stress khô hạn của cây bắp, cung cấp nguồn di truyền và luận điểm có giá trị về cải tiến giống bắp cao sản chống chịu được khô hạn.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38164019/

Định tính và “fine mapping” dòng ngô đột biến bắt chước vết bệnh (Les8) làm tăng cường tính kháng “Curvularia leaf spot” và bệnh “southern leaf blight”

 Định tính và “fine mapping” dòng ngô đột biến bắt chước vết bệnh (Les8) làm tăng cường tính kháng “Curvularia leaf spot” và bệnh “southern leaf blight”

Nguồn: Jiankun LiTianyuan FanYing ZhangYe XingMengyao ChenYing WangJie GaoNa ZhangJinjun TianChenyang ZhaoSihan ZhenJunjie FuXiaohuan MuJihua TangHongbin Niu & Mingyue Gou. 2024. Characterization and fine mapping of a maize lesion mimic mutant (Les8) with enhanced resistance to Curvularia leaf spot and southern leaf blight. Theoretical and Applied Genetics; January 2024; vol.137; Article 7

 

Một dòng đột biến trội mới, có tính bắt chước, tùy thuộc ánh sáng với khả năng tăng hoạt tính kháng nhiều bệnh được định tính về mặt sinh lý, sinh hóa và di truyền; gen đích được lập bản đồ di truyền có độ lớn phân tử 909 kb bao gồm tất cả 38 gen.

 

Việc phân lập các gen có chức năng điều khiển nhiều kháng bệnh (multiple disease resistance: MDR) là vô cùng cần thiết để cải tiến giống bắp cao sản kháng bệnh. Tuy nhiên, có rất ít gen được xác định là MDR trong hệ gen cây bắp. Nghiên cứu này cho thấy người ta định tính được một gen đột biến trội có tên “disease lesion mimics 8 (Les8)” có bản chất là “chlorotic lesions” (vết on khảm dạng choloric) trên lá bắp. Làm tăng cường được tính kháng bệnh “curvularia leaf spot” (bệnh đốm nâu) và bệnh “southern leaf blight” (bệnh cháy lá miền nam). Những tính trạng nông học chính không bị thay đổi chút nào, trong khi, hàm lượng diệp lục tố trong dòng bắp đột biến, và ảnh hưởng di truyền của đột biến Les8 khá ổn định trong các nề di truyền khác nhau. Người ta áp dụng phương pháp phân tích BSR-seq và map-based cloning, gen LES8 được hình thành trên bản đồ ở vùng có kích thước 909 kb mang tất cả 38 gen ứng cử viên trên nhiễm sắc thể 9, nơi đó, không có “lesion mimic” (vết bệnh bắt chước) hoặc gen kháng bệnh nào cả được công bố trước đây. Áp dụng kỹ thuật phân tích transcriptomics, người ta thấy rằng: các gen có trong hệ thống tự vệ và sinh tổng hợp chất biến dưỡng thứ cấp vô cùng phong phú trong các gen được điều tiết theo kiểu “up” một cách có ý nghĩa, trong khi, gen có trong hệ thống quang hợp và chu trình carbohydrate rất phong phú trong các gen điều tiết theo kiểu “down” của Les8. Bên cạnh đó, có một sự tích tụ mạnh mẽ (overaccumulation) JA (jasmonic acid) và lignin, nhưng có có tích tụ SA (salicylic acid) trong Les8. Gộp lại, kết quả cho thấy được những gen ứng cử viên và cơ chế tiềm năng của Les8 liên quan đến tính kháng nhiều bệnh (MDR) trong hệ gen cây bắp.

 

Xemhttps://link.springer.com/article/10.1007/s00122-023-04511-x

Đánh giá tiềm năng di truyền của tập đoàn giống bắp đá

 Đánh giá tiềm năng di truyền của tập đoàn giống bắp đá

Nguồn: Dimitri Sanchez, Antoine Allier, Sarah Ben Sadoun, Tristan Mary‑Huard, Cyril Bauland,Carine Palafre, Bernard Lagardère, Delphine Madur, Valérie Combes, Stéphane Melkior, Laurent Bettinger, Alain Murigneux, Laurence Moreau, Alain Charcosset. 2024. Assessing the potential of genetic resource introduction into elite germplasm: a collaborative multiparental population for fint maize. Theoretical and Applied Genetics; January 2024; vol. 137; Article 19

 

Thực hiện nội dung lai tạo trước có tính chất hợp tác (pre-breeding) giữa các quần thể có nhiều bố mẹ giúp xác định một cách hiệu quả nguồn vật liệu cho (donor) lai với cặp lai ưu việt nhằm làm giàu nguồn vật liệu bố mẹ ưu việt của giống bắp đá (fint maize).

 

Đa dạng di truyền là điều kiện cần cho duy trình hiệu quả chọn lọc giống (genetic gains) và đảm bảo chương trình cải tiến giống thành công xét theo dài hạn. Trong một chương trình cải tiến giống gần đây, chọn lọc dẫn đến mất đa dạng di truyền là điều không tránh khỏi. Khi quản lý đa dạng di truyền người ta có thể làm châm lại sự mất mát này, du nhập nguồn đa dạng bên ngoài (external sources of diversity) trở nên cần thiết để mang lại biến thiên di truyền có lợi. Tài nguyên di truyền biểu hiện mức độ đa dạng cao hơn nguồn vật liệu ưu việt, nhưng hiệu suất thấp hơn làm cản trở việc sử dụng chúng. Đây là trường hợp tập đoàn giống bắp đá của Châu Âu (European fint maize), đối với chúng, nguồn vật liệu bố mẹ ưu việt (elite germplasm) đã và đang chỉ có kết hợp một phần rất hạn chế của tính đa dạng có thể có trong giống bắp bản địa. Muốn làm giàu sự đa dạng ấy của tập đoàn giống bố mẹ ưu việt, người ta tạo ra một  quần thể có tên “original cooperative maize bridging” (quần thể bắt cầu với giống nguyên thủy)  gồm có những cặp lai giữa “private elite materials” (vật liệu ưu việt mang tính chất riêng, mục đích riêng) và các vật liệu cho rất đa dạng (diversity donors) để sáng tạo ra những dòng bắp cải tiến sẽ tạo thuận lợi cho việc kết hợp các biến thể có lợi ban đầu. Hai mươi cặp lai giữa donor × các dòng họ BC1S2 được tạo ra và được đánh giá kiểu hình cho giá trị cường lực lai về năng suất và tính trạng có liên quan. Tổ hợp lai phản ánh giá trị trung bình, phương sai, do đó, phản ánh tiềm năng trên cơ sở chọn lọc thông qua tiêu chuẩn chọn lọc hữu ích (usefulness criterion: UC). Mức tăng hiệu suất trung bình so với nguồn vật liệu ưu việt ban đầu là 5%. Nguồn vật liệu cho triển vọng nhất đối với từng dòng ưu việt được xác định. Kết quả gợi ra rằng: phải nhiều hơn một thế hệ, có nghĩa là từ 3 trở lên, những cặp lai với dòng ưu việt cần phải có sự khai thác một cách đầy đủ khả năng của dòng cho. Kết quả này đã hỗ trợ tích cực cho sự hữu ích của việc phối hợp nguồn tài nguyên di truyền vào dòng bắp đá ưu việt

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-023-04509-5

 

Hình: Phân tích phương sai theo mô hình M_FGS và dự đoán phương sai di truyền trong họ đối với từng tính trạng nông học. Mỗi họ,  phương sai di truyền (xanh green đậm) và phương sai của tương tác G × E (xanh green nhạt). Sai số (trong vùng bóng có màu hồng). Để so sánh, phương sai được ước tính theo mô hình M_G  M_FG bên tay phải.

Các nhà khoa học sử dụng mô hình trao đổi chất để nghiên cứu ức chế nhiệt trên cây ngô

 Các nhà khoa học sử dụng mô hình trao đổi chất để nghiên cứu ức chế nhiệt trên cây ngô

Một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học Nebraska dẫn đầu đã xây dựng mô hình trao đổi chất lớn nhất từ trước đến nay của ngô để nghiên cứu xem nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng và cách thức một loại nấm nhất định có thể giúp giảm bớt vấn đề.

 

Researchers use metabolic model to study temperature stress on corn

Nguồn: iScience (2023). DOI: 10.1016/j.isci.2023.108400.

 

Rajib Saha,  Richard L. và phó giáo sư Carol S. McNeel về kỹ thuật hóa học và phân tử sinh học đồng thời là nhà nghiên cứu cao cấp cho biết: Nghiên cứu này là sự mở rộng của công trình nghiên cứu trước đó về mô hình trao đổi chất của rễ ngô mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng để nghiên cứu hiệu quả sử dụng đạm của cây trồng trong điều kiện ức chế đạm.

 

Saha và nhóm nghiên cứu đã mở rộng mô hình để bao gồm toàn bộ cây chứ không chỉ rễ, điều này cho phép nghiên cứu mở rộng về các tương tác trao đổi chất phức tạp, nền tảng phân tử liên quan của chúng và nhiều yếu tố gây ức chế có thể ảnh hưởng đến năng suất. Những phát hiện này được công bố trên tạp chí iScience.

 

Mô hình trao đổi chất là ngô lai B73, có bộ gen được đánh giá cao để tạo ra các giống lai được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nhiều mục đích công nghiệp khác nhau. Được phát triển tại Đại học bang Iowa vào đầu những năm 1970, dòng này và các thế hệ sau của nó có mặt ở một nửa giống ngô lai được trồng trên khắp thế giới.

 

Mô hình trao đổi chất đa cơ quan do Nebraska phát triển—mô hình lớn nhất từng được tạo ra từ ngô (hoặc bất kỳ loại cây nào khác), điều đó cho phép các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hiệu quả và nhanh chóng hơn so với nghiên cứu thực địa sử dụng cây ngô thực tế. Niaz Bahar Chowdhury, một nghiên cứu sinh làm việc với Saha cho biết, mô hình này cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu thực địa với cây ngô thực tế tiến hành thí nghiệm nhanh hơn và hiệu quả hơn.

 

Người ta ước tính rằng ức chế nhiệt do biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng suất ngô từ 7-18%.

 

Saha cho biết: “Nhu cầu cấp thiết là phát triển các kiểu gen ngô có năng suất cao, khả năng chịu được áp lực nhiệt độ”.

 

Các nhà khoa học đang tập trung vào cách điều chỉnh quá trình trao đổi chất của thực vật để chống lại điều kiện bất thuận. Saha cho biết, nghiên cứu của nhóm thực hiện một cách tiếp cận toàn diện, trên toàn bộ cây trồng thay vì chỉ xem xét các yếu tố cụ thể của cây.

 

Trong số các tác động khác, ức chế nhiệt có thể làm giảm quá trình quang hợp và tổng hợp carbohydrate ở lá, giảm tổng hợp tinh bột ở hạt và ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp axit amin và lignin ở thân cây. Ngoài ra, ức chế nhiệt có thể làm hỏng các enzyme và mô, làm suy giảm sự ra hoa và gây ra ức chế oxy hóa ở giai đoạn sinh sản.

 

Nhóm của Saha đã đưa dữ liệu về nhiệt độ quá nóng và lạnh vào mô hình của họ, phát hiện ra rằng cả hai đều tạo ra cái gọi là "tắc nghẽn trao đổi chất" làm chậm sự phát triển của thực vật, nhưng lưu ý rằng nhiệt độ đặc biệt có vấn đề. Nhiệt độ quá cao dự kiến sẽ tiếp tục cản trở sự tăng trưởng của cây trồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra.

Một cách tiếp cận để giảm thiểu căng thẳng về nhiệt độ là tái thiết kế cây trồng, tạo ra các giống lai mới ít bị ảnh hưởng bởi nó. Saha nói: Mặc dù điều đó có thể thành công nhưng “đó là một quá trình rất, rất dài”.

 

Trong cách tiếp cận khác, các nhà nghiên cứu đã cấy vào rễ ngô một loại nấm có lợi được gọi là Rhizophagus irregularis, loại nấm này thường được sử dụng làm chế phẩm cho đất. Saha cho biết nghiên cứu mới cho thấy Rhizophagus irregularis cũng thành công trong việc giảm tắc nghẽn trao đổi chất làm chậm sự phát triển của thực vật trong điều kiện nóng và lạnh. Tốc độ tăng trưởng sinh khối của toàn bộ cây và của từng cơ quan cụ thể đều tăng khi xử lý bằng nấm. Nghiên cứu trong tương lai, sử dụng mô hình trao đổi chất tương tự, sẽ tập trung vào việc R. bất thường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi chất của thực vật trong điều kiện hàm lượng nitơ cao và thấp.

 

Chowdhury và Saha cho biết mô hình mà họ tạo ra sẽ sẵn sàng cho các nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu các áp lực khác trên ngô.

 

Nguyễn Thị Quỳnh Thuận theo Phys.org

Biến di di truyền biểu sinh đối với tính trạng nông học cây bắp phục vụ cải tiến giống

 Biến di di truyền biểu sinh đối với tính trạng nông học cây bắp phục vụ cải tiến giống

Nguồn: Daolei ZhangYujun GanLiang LeLi Pu. 2024. Epigenetic variation in maize agronomical traits for breeding and trait improvement. J. Genet Genomics; 2024 Feb 2: S1673-8527 (24)00028-6. doi: 10.1016/j.jgg.2024.01.006.

 

Chọ giống dựa trên di truyền biểu sinh (Epibreeding) bao gồm các tính trạng cây trồng được kỹ thuật di truyền hóa  và đáp ứng với stress thông qua thao tác tại điểm đến của đặc điểm chính trong di truyền biểu sinh nhằm tăng cường năng suất cây trồng. Trong khi phương pháp chọn giống truyền thống gây lo ngại về sự suy giảm đa dạng di truyền, thì “epibreeding” thúc đẩy cải tiến giống cây trồng thông qua biến dị di truyền biểu sinh mà nó điều tiết biểu hiện gen, dẫn đến kết quả cuối cùng là tác động lên năng suất. Điều tiết có tính chất “epigenetic”  trong cây trồng bao gồm nhiều “modes” khác nhau, có cải biên histone, có cải biên DNA, cải biên RNA, “non-coding RNA”, và “chromatin remodeling”. Tổng quan tóm lược những cơ chế có tính chất “epigenetic” những tính trạng nông học cơ bản của cây bắp và xác định được các “landmarks” ứng cử viên của di truyền biểu sinh trong tiến trình chọn giống bắp. Người ta đề nghị một chiến lược mới để cải tiến năng suất bắp thông quan “epibreeding”, kết hợp “CRISPR/Cas-based epigenome editing”  và “Synthetic Epigenetics” (SynEpi). Cuối cùng, người ta thảo luận những thách thức và cơ hội gắn liền với cải tiến tính trạng cần thiết của cây bắp thông qua “epibreeding”.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38310944/

Phát hiện bộ gen trên cây ngô chứa nhiều vùng gen, kháng cùng lúc nhiều loại mầm bệnh

 Phát hiện bộ gen trên cây ngô chứa nhiều vùng gen, kháng cùng lúc nhiều loại mầm bệnh


Trong điều kiện khí hậu đang thay đổi, người trồng ngô cần phải sẵn sàng cho mọi thứ, bao gồm những mối quan tâm đến sự xuất hiện của những loại bệnh mới và sự tiến hóa của những mầm bệnh đã có từ trước. Bởi vì không thể dự đoán được loại bệnh gây hại nào sẽ xuất hiện trong một năm nhất định, ngô có khả năng kháng nhiều loại bệnh sẽ là một lợi thế lớn cho người trồng trọt. Giờ đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Illinois Urbana-Champaign đang đến gần hơn với mục tiêu đó. 

 

Bệnh héo lá Goss gây bởi vi khuẩn và bệnh nấm đốm xám, bệnh bạc lá ngô ở miền Bắc và bệnh cháy lá ở miền Nam là những bệnh nghiêm trọng đối với người trồng trọt trên khắp miền Trung Tây Hoa Kỳ và trong một số trường hợp là trên toàn cầu. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí G3 Genes|Genomes|Genetics, cho thấy có một số vùng gen liên quan đến khả năng kháng lại cả bốn bệnh này.

 

“Chúng tôi không chỉ tìm thấy các vùng trong bộ gen có khả năng kháng từng loại bệnh mà còn xác định được một số dòng ngô thử nghiệm có khả năng kháng tất cả các loại bệnh này. Tiffany Jamann, tác giả chính của nghiên cứui và phó giáo sư tại Khoa Khoa học cây trồng, Trường Khoa học Nông nghiệp, Người tiêu dùng và Môi trường (ACES), cho biết những phát hiện này sẽ giúp cho việc phát triển các vật liệu cây trồng có khả năng kháng nhiều loại bệnh cùng một lúc.

 

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số phép lai chiến lược giữa các dòng ngô kháng bệnh và nhạy cảm, cho phép họ lập bản đồ các đặc tính kháng bệnh tới các vị trí cụ thể trong bộ gen. Hiện tại, những vùng kháng bệnh này khá lớn, bao gồm hàng trăm gen riêng lẻ. Nếu có những gen cụ thể có tác động quá lớn thì chúng vẫn chưa được xác định.

 

Tuy nhiên, việc xác định các vùng quan trọng này rất hữu ích vì khả năng kháng bệnh hiếm khi phụ thuộc vào một gen duy nhất. Trên thực tế, sức mạnh bổ sung hoặc số lượng của nhiều gen phối hợp với nhau có nghĩa là sức đề kháng sẽ bền vững hơn. Sẽ có phương án dự phòng nếu mầm bệnh tìm ra cách thoát khỏi một cơ chế kháng bệnh nhất định. Điều thú vị là độ bền này thậm chí có thể có tác dụng chống lại các nhóm mầm bệnh khác nhau.

 

“Chúng tôi đã tìm thấy 19 vùng gen có liên quan đến khả năng kháng bệnh héo rũ Goss do vi khuẩn”. Jamann cho biết: Một số khu vực trong số đó cũng có liên quan đến khả năng kháng lại mầm bệnh nấm. “Vì vậy, có thể nhân giống cây trồng có khả năng  kháng một số bệnh cùng một lúc bằng cách sử dụng cùng một vùng di truyền”.

 

Nấm và vi khuẩn rất khác nhau về mặt sinh học, nhưng cả hai đều phải tìm cách xâm nhập vào cây, di chuyển khắp nơi và sinh sản. Jamann cho biết có thể các gen kháng bệnh kích hoạt những thay đổi trong hệ thống mạch của thực vật khiến cả hai loại mầm bệnh khó di chuyển hơn, nhưng cô vẫn không thể nói chính xác cách thức các gen giúp thực vật tự bảo vệ mình.

 

Mặc dù nhóm nghiên cứu đã xác định được ba dòng ngô có khả năng kháng cả bốn loại bệnh nhưng sẽ phải mất một thời gian nữa người nông dân mới có thể mua được hạt giống ngô kháng nhiều bệnh nhờ nghiên cứu này. Đầu tiên, nhóm của Jamann sẽ lập bản đồ chi tiết các khu vực được nêu bật trong nghiên cứu này để tìm ra các tác động chính của những vùng gen kháng , sau đó chuyển thông tin đó cho các nhà lai tạo có thể phát triển các giống lai mới khỏe mạnh.

 

Bùi Anh Xuân theo của Đại học Illinois