CÂY NGÔ VIỆT NAM

Tuesday, August 30, 2022

Tác nhân gây nấm Rip 1 ngăn chặn các phản ứng phòng vệ của ngô

 Tác nhân gây nấm Rip 1 ngăn chặn các phản ứng phòng vệ của ngô 

Đinh Thị Hương theo Phys.org

Sự xâm nhập thực vật bởi các mầm bệnh sinh dưỡng đòi hỏi các cơ chế phức tạp để xâm nhập mô, ức chế kháng thể và hoạt động trao đổi chất của vật chủ để cướp đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và sinh sản của chúng. Nấm sinh dưỡng Ustilago maydis tiết ra một hiệu ứng nhiều mặt trong quá trình xâm chiếm cây ngô. Tác nhân là các bào tử do của nấm thao túng hoạt động bên ngoài hoặc bên trong tế bào vật chủ. Chúng là một loại "vũ khí" vi khuẩn tấn công và đánh lừa hệ thống miễn dịch của vật chủ để đẩy lùi sự lây nhiễm.

Cơ chế đồng tiến hóa thúc đẩy các phân tử nhỏ liên kết với protein và hệ thống miễn dịch vật chủ tương ứng định hình các tương tác giữa cây trồng và mầm bệnh và được tóm tắt trong mô hình ZigZag nổi tiếng, trong đó sự nhận biết mầm bệnh bằng hệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ và sự ức chế nhận biết bởi các tác nhân mới dẫn đến các tương tác tương thích hoặc không tương thích trong chu trình tiến hóa của tương tác này. Thực vật phản ứng với mầm bệnh bằng phản ứng đầu tiên, mầm bệnh kích hoạt miễn dịch (PTI). Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các tác nhân gây bệnh, mầm bệnh có thể thành công trong việc vượt qua tuyến phòng thủ đầu tiên này. Sau đó, cây sẽ phản ứng với phản ứng thứ hai, tác nhân kích hoạt khả năng miễn dịch (ETI).

Một điểm chung trong quá trình bảo vệ PTI và ETI là sự hình thành nhanh chóng các loại oxy phản ứng (ROS) - chẳng hạn như hydrogen peroxide - trong mô bào của tế bào thực vật bị nhiễm bệnh. Theo đó, protein can thiệp ROS 1 (Rip1) lại là một tác nhân ngăn chặn phản ứng này. “Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi mô tả chức năng của protein ROS-bộc phát can thiệp Rip1 của U. maydis và cung cấp bằng chứng rằng nó ngăn chặn sự hình thành ROS bất sản bằng cách hoạt động trong các ngăn dưới tế bào khác nhau của tế bào chủ”, Giáo sư, tiến sỹ Armin Djamei từ Viện Khoa học Cây trồng và Bảo tồn Tài nguyên (INRES) tại Đại học Bonn và là cựu trưởng nhóm nghiên cứu Sinh học và Miễn dịch tại Viện IPK Leibniz giải thích.

“Quan trọng là chúng tôi cung cấp bằng chứng sinh hóa và di truyền cho thấy Rip1 nhắm mục tiêu và liên kết Zmlox3 - một gen ngô từ họ lipoxygenase - để ngăn chặn sự giảm nhạy cảm của ngô với U. maydis qua trung gian PTI và Rip1”.

Nghiên cứu về tính nhạy cảm của ngô khi bị nhiễm U. maydis đã được công bố gần đây được thực hiện bởi nhóm Kumlehn và phòng thí nghiệm Djamei (Pathi et al. 2021). Nghiên cứu mới hơn được công bố trên tạp chí The Plant Cell. Trong khi bằng chứng di truyền nghiên cứu trước đây cho thấy sự liên quan của Zmlox3 mục tiêu vật chủ đối với U.maydis, thì ở đây Rip1 đã được xác định là tác nhân gây ảnh hưởng tương ứng nhắm mục tiêu Zmlox3. Về mặt cơ học, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Rip1 chuyển Zmlox3 đến hạt nhân và Zmlox3 trong hạt nhân không phụ thuộc vào hoạt động enzym của nó dẫn đến giảm phản ứng bùng nổ ROS ở thực vật, giải thích một phần các hoạt động ức chế bùng nổ ROS của Rip1.

Sự phức tạp là kết quả của quá trình đồng hóa được biểu hiện khi nhìn vào dữ liệu di truyền của công bố gần đây. Ngô đột biến trong đó Zmlox3 bị loại bỏ cho thấy khả năng chống nhiễm khuẩn cao hơn. Khi cùng một loại ngô đột biến bị nhiễm các chủng U. maydis thiếu Rip1, cây lại dễ bị nhiễm các chủng dại trở lại. Tiến sỹ Indira Saado, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, người bắt đầu nghiên cứu về chủ đề này tại IPK, giải thích: “Điều này cho thấy Rip1 kích hoạt các cơ chế kháng thuốc trong cây bị ức chế khi có mặt Zmlox3 và thông qua hoạt động của Rip1. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng hoạt động của Zmlox3 như một yếu tố nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của Rip1 trên bề mặt nấm”.

Cùng với đó, các kết quả cho thấy tác nhân gây hiệu ứng U. maydis Rip1 hoạt động trong một số ngăn dưới tế bào như một chất ức chế và việc nhắm mục tiêu và liên kết Zmlox3 bởi Rip1 chịu trách nhiệm cho việc ngăn chặn tính nhạy cảm giảm phụ thuộc Rip1 của nấm U.maydis trên ngô.

 

 

Giống bắp chuyển gen BT kháng sâu Chilo partellus và Busseola fusca

 Giống bắp chuyển gen BT kháng sâu Chilo partellus và Busseola fusca

Nguồn: Michael H OtimSimon AlibuGodfrey AseaGrace AbaloJulius Pyton SserumagaStella AdumoJane AlupoStephen OchenTadele TeferaAnani Y BruceYoseph BeyeneBarbara MeiselRegina TendeFrancis Nang'ayoYona BagumaStephen MugoSylvester O Oikeh. 2022. Performance of Bt maize event MON810 in controlling maize stem borers Chilo partellus and Busseola fusca in Uganda. Crop Protection; 2022 Jun;156:105945

Sâu đục thân bắp là đối tượng gây hại lớn tại Uganda. Nghiên cứu được thực thiện trên dòng bắp 2014-2016 để đánh giá hiệu quả của dòng bắp lai Bt biểu hiện gen kháng Cry1Ab (dòng sự kiện MON810) đối với hai loài sâu đục thân ở Uganda – người ta gọi đó là African stem borer (Busseola fusca) và  spotted stem borer (Chilo partellus) – nghiệm thức thả sâu ăn nhân tạo. Thí nghiệm bao gồm14 dòng bắp lai chưa thương mại hóa, bao gồm 7 cặp lai có Bt và không có Bt (isolines), 3 dòng lai thương mại hóa không có Bt và một đối chứng sâu đục thân điển hình. Tất cả thông số gây hại của sâu đục thân (lá bị hại, số lóng thân bị hại và chiều dài bị hại) đều khác biệt đáng kể so với bắp lai Bt trong các dòng isolines, dòng bắp lai đối chứng kháng truyền thống, và dòng bắp lai địa phương. Năng suất trung bình cao hơn có ý nghĩa 29.4-80.5% trong các dòng bắp lai Bt so với dòng non-Bt hybrids. Ke61tqua3 minh chứng rằng dòng bắp Bt biểu hiện Cry1Ab có ý nghĩa bảo vệ cây chống lại thiệt hại trên lá bắp và thân bắp, làm hạn chế sự du nhập sâu đục thân vào cây bắp, làm cho năng suất cao hơn dòng bắp ali non-transgenic. Do đó, dòng bắp lai Bt có tiềm năng quản lý sâu đục thân hại bắp ở Uganda.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35662834/

 

Chymotrypsin và tính kháng sâu đục thân bắp

 Chymotrypsin và tính kháng sâu đục thân bắp

Nguồn: Eun Young KimJin Kyo JungI Hyeon KimYonggyun Kim. 2022. Chymotrypsin is a molecular target of insect resistance of three corn varieties against the Asian corn borer, Ostrinia furnacalis.  PLoS One; 2022 Apr 8;17(4):e0266751.

 

Hình: Ostrinia furnacalis, Asian corn borer.

 

Sâu đục thân bắp Ostrinia furnacalis, là côn trùng gây hại rất nặng trên thân và lá bắp ở châu Á. Chúng phá hại từ bên trong thân, do vậu sâu non không trực tiếp tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi người ta phun thuốc. Muốn giảm thiểu sự phá hại của sâu O. furnacalis, người ta phải cải tiến tính kháng của giống bắp như một chến lược phòng trừ quan trọng. Nghiên cứu này xem xét 27 giống bắp biểu hiện tính kháng sâu với ba giống được sàng lọc: Ilmichal (IM), P3394, và Kwangpyeongok (KP) có tính kháng cao. Sâu non O. furnacalis không biểu thị khác biệt đáng kể về tính ưa thích trong ba giống bắp kháng sâu này và giống đối chúng nhiễm sâu hại. Tuy nhiên, những giống kháng sau khi xâm nhiễm đều biểu hiện sự khác biệt đáng kể về sự phát triển của sâu non O. furnacalis. Điều này gợi ra rằng tính kháng sâu được kích hoạt bởi cơ chấ kháng hóa sinh (antibiosis), không phải cơ chế antixenosis. Thật vậy, sâu non ăn thân bắp của những giống thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi hoạt tính chymotrypsin (CHY) thấp trong dịch tiêu hóa ở ruột non. Muốn xác định hoạt tính của CHY làm ức chế giống kháng, người ta xem xét chín gen CHY (Of-CHY1~Of-CHY9) thông qua hệ transcriptome của O. furnacalis. Sáu gen (Of-CHY1~Of-CHY6) đều biểu hiện trong tát cả các giai đoạn côn trùng phát triển và ở các mô. Đạc biệt là, Of-CHY3 biểu hiện mạnh mẽ trong ruột non của sâu non O. furnacalis. Kết quả can thiệp bằng RNA interference (RNAi) sử dụng double-stranded RNA (dsRNA) chuyên tính với  Of-CHY3 (2 μg phân tử dsRNA tiêm vào trên mỗi L5 sâu non) cho kết quả làm suy giảm mức độ biểu hiện Of-CHY3 sau xử lý 24 giờ. Cho sâu non L3 ăn dsRNA này cũng làm ức chế đáng kể hàm lượng Of-CHY3 và làm giảm hoạt tính enzyme của nó sau khi xử lý 24 giờ. Một dòng vi khuẩn Escherichia coli tái tổ hợp biểu hiện dsRNA chuyên tính với Of-CHY3 được thiết kế thành vector L4440. Cho sâu ăn vi khuẩn tái tổ hợp này đã ức chế mức độ biểu hiện Of-CHY3 có ý nghĩa và ngăn ngừa sâu non phát triển. Kết quả cho thấy ba giống kháng nói trên có thể sản sinh ra resistance factor(s) ức chế hoạt động của CHY trong con sâu O. furnacalis và ứ chế tăng trưởng sâu non. Nghiên cứu còn cho thấy CHY có thể được xem là một inhibition target của O. furnacalis trong cải tiến giống bắp cao sa3nkha1ng sâu đục thân.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35395036/

 

qHKW3 điều khiển tính trạng khối lượng 100 hạt bắp

 qHKW3 điều khiển tính trạng khối lượng 100 hạt bắp

Nguồn: Qin SunAoqing HuLuyao MuHailiang ZhaoYao QinDianming Gong & Fazhan Qiu. 2022.  Identification of a candidate gene underlying qHKW3, a QTL for hundred-kernel weight in maize. Theoretical and Applied Genetics; May 2022; vol. 135: 1579–1589 

qHKW3, một QTL điều khiển tính trạng KL 100 hạt bắp, mang gen đích Zm00001d044081, mã hóa protein ATHB-4 (homeobox-leucine zipper protein). Protein này có thể ảnh hưởng đến kích thước hạt và khối lượng hạt.

Kích thước hạt và khối lượng hạt là những tính trạng góp phần vào năng suất của cây bắp (Zea mays). Người ta phát triển dòng bắp CSSL (chromosome segment substitution line), H15-6-2, có hạt nhỏ, KL 100 hạt bé so sánh với dòng bắp nền Ye478. Phân tích mô học cho thấy mức độ vào chắc hạt bắp thấp hơn của dòng H15-6-2 làm cho kích thước hạt của nó nhỏ và khối lượng 100 hạt cũng nhỏ. Người ta xác định được một QTL giải thích 23% biến thiên kiểu hình tính trạng khối lượng hạt. QTL này, qHKW3,  được thực hiện fine mapped ở vùng có độ lớn phân tử 40.66-kb mang gen đích Zm00001d044081. Trình tự DNA vùng upstream và mức độ biểu hiện gen Zm00001d044081 trong hạt bắp ở ngày thứ sáu sau khi thụ phấn (DAP) cho thấy những khác biệt hết sức rõ ràng giữa dòng NILs HKW3Ye478 và dòng HKW3H15-6-2. Ngưới ta khẳng định chính promoter của gen Zm00001d044081 ảnh hưởng đến kích thức hạt bắp và khối lượng hạt trong một tập đoàn giống bắp được dùng làm bản đồ di truyền theo kiểu association mapping với 513 mẫu giống bởi kết quả phân tích association chuẩn. Các tác giả nghiên cứu này đề nghị Zm00001d044081 mã hóa homeobox-leucine zipper protein ATHB-4,  là gen đích của qHKW3, đại diện vùng đích phục vụ cải tiến di truyền năng suất bắp.

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04055-6

 

QTL (qRtsc8-1) kiểm soát bệnh đốm lá trên cây bắp

 QTL (qRtsc8-1) kiểm soát bệnh đốm lá trên cây bắp

Nguồn: Jiaojiao RenPenghao WuGordon M. HuestisAo ZhangJingtao QuYubo LiuHongjian ZhengAmos E. AlakonyaThanda DhliwayoMichael OlsenFelix San VicenteBoddupalli M. PrasannaJiafa Chen & Xuecai Zhang. 2025.  Identification and fine mapping of a major QTL (qRtsc8-1) conferring resistance to maize tar spot complex and validation of production markers in breeding lines. Theoretical and Applied Genetics; May 2022; vol. 135: 1551–1563 

Một QTL chủ lực có tên là qRtsc8-1 liên quan đến tính kháng bệnh TSC đã được phân lập và “fine mapped” tại vùng có độ lớn phân tử 721 kb trên nhiễm sắc thể 8, vị trí 81 Mb, và bộ markers để minh chứng các dòng con lai được giới thiệu.

Bệnh đốm lá TSC (Tar spot complex) là bệnh hại lá bắp chủ yếu tại nhiều nước ở Trung Mỹ và châu Mỹ Latin dẫn đến những thiệt hại năng suất rất nghiêm trọng (hình).  Người ta nghiên cứu kiến trúc di truyền của tính kháng bệnh TSC  thông qua GWAS (genome-wide association study) trên tập đoàn giống và quần thể con lai bi-parental (quần thể đơn bội kép: DH) để chạy GWAS và phân tích kiểu gen có chọn lọc, theo thứ tự. Tổng số chỉ thị phân tử là 115 SNPs bin 8.03 được khám phá bởi GWAS và ba QTL trong bins 6.05, 6.07, 8.03 nhờ đánh giá kiểu gen chọn lọc (selective genotyping). Chính QTL chủ lực có tên qRtsc8-1 định vị tại bin 8.03 được phát hiện nhờ cả hai kỹ thuật [phân tích nói trên, nó giải thích được 14.97% biến thiên kiểu hình. Để thực hiện fine map qRtsc8-1, người ta tiến hành trắc nghiệm con lai tái tổ hợp (recombinant-derived progeny test). Những tái tổ hợp của mỗi thế hệ con lai được hồi giao, và con lai hồi giao được đánh giá kiểu gen bằng phương pháp chỉ thị phân tử KASP (Kompetitive Allele Specific PCR) và đánh giá kiểu hình đối với tính kháng bệnh TSC từng cá thể riêng biệt. Những xét nghiệm có ý nghĩa về thống kê để so sánh tính kháng bệnh TSC giữa hai classes con lai có hoặc không có  alen kháng  đều được sử dụng để chạy fine mapping. Trong thế hệ BC5qRtsc8-1 được fine mapped trong đoạn có kích thước phân tử  ~ 721 kb hai chỉ thị phân tử cận kề hai đầu là KASP81160138 KASP81881276. Trong quãng phân tử chứa gen đích, các gen ứng cử viên là GRMZM2G063511  GRMZM2G073884 được phân lập, chúng mã hóa protein có tên chuyên môn là integral membrane protein-likeleucine-rich repeat receptor-like protein kinase, theo thứ tự. Cả hai gen đều có trong phản ứng kháng bệnh của cây bắp. Hai production markersKASP81160138 KASP81160155 được minh chứng trong 471 dòng con lai. Kết quả này cung cấp thông tin rất có giá trị phục vụ dòng hóa (cloning) gen kháng, và nó sẽ còn làm thuận lợi cho thực hiện chiến lược chọn giống nhờ marker phân tử cải tiến tính kháng bệnh TSC của cây bắp.

Xem: https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04053-8

 

Hiệu quả tập đoàn bắp lai đơn bội kép DH, ôn đới và phương pháp SSD

 Hiệu quả tập đoàn bắp lai đơn bội kép DH, ôn đới và phương pháp SSD

 Nguồn: Iara Gonçalves dos SantosAnderson Luiz VerzegnazziJode EdwardsUrsula K. FreiNicholas BoermanLeandro Tonello ZuffoLuiz P. M. PiresGerald de La Fuente & Thomas Lübberstedt. 2022. Usefulness of temperate-adapted maize lines developed by doubled haploid and single-seed descent methods. Theoretical and Applied Genetics June 2022; vol. 135: 1829–1841

 

Hệ gen dòng đơn bội kép tự phát sinh (spontaneous haploid genome doubling) không gắn với các ảnh hưởng có tính chất liên kết bất lợi (linkage drag). Sự hiện hữu của gen mang tính chất “doubling” tự phát sinh trong tự nhiên cho phép tối đa hóa việc khai thác các biến dị di truyền của quần thể BS39 thích nghi canh tác bắp vùng ôn đới.

Ngân hàng nguồn vật liệu bố mẹ nhiệt đới, không ưu việt của cây bắp (Zea mays L.), ví dụ như mẫu giống BS39, cho người ta một cơ hội độc nhất vô nhị làm đa dạng cơ sở di truyền của U.S. Corn Belt germplasm (ngân hàng gen giống bắp Hoa Kỳ), Công nghệ tạo dòng bắp đơn bội kép (DH) in vivo đã và đang được ứng dụng để khai thác có hiệu quả nguồn vật liệu không có tính chất ưu việt. Công nghệ có thể giúp khai thác các alen lặn. Mục tiêu nghiên cứu được xác định  tính hữu hiệu của các dòng con lai cận giao dẫn xuất từ giống BS39, theo cả hai phương pháp SSD (single seed descent) và DH (đơn bội kép), nhằm xác định tác động của dòng phát sinh tự nhiên với dòng DH, hệ gen nhân tạo, đối với biến dị di truyền  trong các dòng DH dẫn xuất từ BS39, xác định những SNP markers liên quan đến các tính trạng nông học của các dòng cận giao dẫn xuất từ BS39 teho phương pháp lai thử nghiệm (testcross). Người ta phát triển hai sets các dòng cận giao trực tiếp từ nguồn BS39 thông qua phương pháp DH và SSD, có tên là BS39_DH BS39_SSD. Bên cạnh đó, hai sets dẫn xuất từ cặp lai BS39 x A427 (SHGD donor) thông qua phương pháp DH và SSD, có tên là BS39 × A427_DH BS39 × A427_SSD, theo thứ tự. Năng suất hạt, thủy phần hạt, chiều cao cây, chiều cao đóng trái, đổ ngã của thân, và rễ bám chắc chắn (root lodging) được đo đếm, rồi xác định thông số di truyền số lượng. Kết quả phân tích GWAS, genome-wide association, dòng cận giao được đánh giá kiểu gen thông qua phương pháp tiếp cận GBS (genotype-by-sequencing) và DarTSeq (Diversity Array Technology Sequencing). Một vào dòng cận giao dẫn xuất từ BS39 biểu thị tính ưu việt tốt hơn trong nguồn vật liệu và tất cả các sets đều cho thấy có biến thiên di truyến rất đáng kể. Sự có mặt của các gen doubling trong hệ gen haploid ngẫu nhiên không ảnh hưởng đến hiệu quả chọn dòng cận giao. Năm chỉ thị phân tử SNPs có ý nghĩa và 3 chỉ thị trong số ấy định vị trong các gen đích liên quan đến phát triển cây bắp hoặc phản ứng với stress phi sinh học. Kết quả chứng minh rằng: khả năng của BS39 cho thêm các alen mới  đối với nguồn vật liệu giống bắp ôn đới có tính chất ưu việt được minh chứng rõ ràng.

Xem: https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04075-2

 

Monday, August 29, 2022

Nghiên cứu phương pháp mới gây đột biến ở ngô bằng xử lí hóa chất EMS trên hạt phấn và câu đột biến có định hướng (TILLING) phục vụ nghiên cứu và chọn giống ngô

Nghiên cứu phương pháp mới gây đột biến ở ngô bằng xử lí hóa chất EMS trên hạt phấn và câu đột biến có định hướng (TILLING) phục vụ nghiên cứu và chọn giống ngô 

Với mục tiêu tạo ra ngân hàng đột biến trên các dòng ngô nội để có thể dùng trực tiếp chọn tạo giống mà không cần backcross; thăm dò và nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đột biến hạt phấn của ngô bằng hóa chất EMS trên các dòng ngô bản địa bố mẹ LVN10, VS36 để từ đó xây dựng được ngân hàng đột biến điểm bằng EMS ở ngô trên nền giống của ngô nội và tạo ra 1000 dòng M2 làm cơ sở để tiếp tục triền khai pha II có thể kết hợp với những trung tâm lớn trên thế giới; chọn lọc bằng kiểu hình đột biến từ ngân hàng đột biến đã thực hiện; trồng 1000 M2 families và kiểm tra kiểu hình đột biến dễ nhận biết như trổ cờ sớm, chiều cao cây, góc lá đứng, bắp có đỉnh sinh trưởng loe (fasciation); chọn lọc bằng kiểu gene (TILLING) và đánh giá tiềm năng của các đột biến TILLING trong chọn giống, đánh giá kiểu gene và kiều hình ở thế hệ F2.

Năm 2015, nhóm nghiên cứu Viện di truyền nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam do TS. Vi Lạng Sơn đứng đầu đã bắt tay triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp mới gây đột biến ở ngô bằng xử lí hóa chất EMS trên hạt phấn và câu đột biến có định hướng (TILLING) phục vụ nghiên cứu khoa học cơ bản và chọn giống ngô năng suất cao” với các nội dung chính như sau: (1) Thăm dò hoàn thiện công nghệ và tạo ngân hàng đột biến hạt phấn EMS ở 1-2 dòng ngô nội. Thu mẫu lưu trữ ngân hàng lá của 1000 dòng đột biến M2. Đánh giá mức hiệu quả của phương pháp đột biến, xác định tần số đột biến; (2) Kiểm tra kiểu hình 1000 M2 families của ngân hàng đột biến.

 

Chọn các kiểu hình có lợi cho sản xuất; (3) Phối hợp với đối tác bên Mỹ để TILL một số gene đích. Lai tạo chuyển đột biến trên gene đích fea2 gây tăng hàng hạt ở ngô vào các dòng ngô nội ưu tú.

 

Sau 60 tháng triển khai thực hiện, từ (01/04/2015) đến (31/03/2020), đề tài thu được các kết quả như sau:

 

- Đã chuẩn hoá phương pháp gây đột biến bằng xử lí hạt phấn với hoá chất đột biến EMS áp dụng trên giống ngô ML10 và MVS.

 

- Đã xây dựng qui trình chuẩn cho gây đột biến ở hai giống này. Kết quả này có thể ứng dụng để tạo đột biến không chỉ cho 2 giống này mà còn các giống ngô khác nhằm tìm ra các tính trạng mới.

 

- Tạo thành công quần thể đột biến trên giống ML10, tự thụ M1 tạo được 1620 gia đình M2.

 

- Đã tách chiết thành công và lưu trữ ngân hàng DNA và mẫu lá (-50C) của 1620 gia đình này phục vụ cho pha II: TILLING.

 

Thông qua đánh giá kiểu hình và chạy phân tử RADP, ISJ, nhóm đề tài đã tìm thấy một số đột biến có biểu hiện ra kiểu hình và tần số đột biến đã được xác định là 1/37.5kb. Kết quả cho thấy quần thể đột biến có chất lương khá tốt, có tần số đột biến ngang bằng với các quần thể ngô đột biến thế giới. Qua sàng lọc đột biến, nhóm đề tài đã tìm thấy một vài đột biến có tính trạng liên quan đến năng suất như tăng hàng hạt, đỉnh sinh trưởng loe, góc lá đứng, nội nhũ v.v... Đây là quần thể đột biến bằng hoá chất đầu tiên ở giống ngô ML10, giống ngô của Việt Nam và là ngô nhiệt đới. Trong khi hiện nay trên thế giới mới chỉ có quần thể đột biến ở giống ngô B73 (ôn đới) và sinh trưởng phát triển không tốt ở Việt Nam nên không thích hợp cho nghiên cứu bằng các giống ngô bản địa. Vật liệu tạo ra từ đề tài là nguồn vật liệu quí cho nghiên cứu cơ bản chức năng gene và có tiềm năng ứng dụng khi tìm thấy các đột biến có lợi cho sản xuất. Ngoài ra, phương pháp gây đột biến ở đề tài này mở ra tiềm năng gây đột biến ở nhiều giống ngô khác của Việt Nam và trong điều kiện nhiệt đới.

 

2. Kết quả lai tạo đột biến gene fea2* cho thấy đột biến này biểu hiện tốt trong các dòng ngô nội ML10, BL10, MVS, BVS và có thể làm tăng năng suất của con lai F1.

 

Kết quả này đầu tiên chứng minh khả năng làm tăng năng suất của đột biến gene fea2 trong các dòng ngô đang được thương mại hoá. Giá trị khoa học và thực tiễn rất lớn vì phương pháp backcross dùng đột biến fea2* dùng ở đề tài này có thể dùng để cải tiến tăng năng suất ngô của nhiều giống ngô khác.

 

- Đã phối hợp với đối tác bên Mỹ để tìm đột biến trên gene mới TPP4. Ngoài ra, đề tài cũng tìm ra đột biến trên gene CLE7, từ một dòng đột biến gây tòe đỉnh E1-9 bằng phương pháp Mut Map (tìm đột biến bằng giải trình tự thế hệ mới).

 

Đây là các kết quả nghiên cứu rất mới so với thế giới, ứng dụng tin sinh và giải mã hệ genome thế hệ mới. Phương pháp này có thể ứng dụng để map gene ở các đột biến khác.

 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 17029/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.


Yếu tố phiên mã bZIP68 và tính chống chịu lạnh của cây bắp

Yếu tố phiên mã bZIP68 và tính chống chịu lạnh của cây bắp

Nguồn; Li Z, Fu D, Wang X, Zeng R, Zhang X, Tian J, Zhang S, Yang X, Tian F, Lai J, Shi Y, Yang S. 2022. The transcription factor bZIP68 negatively regulates cold tolerance in maize. Plant Cell; 2022 Jul 30; 34(8):2833-2851.

Bắp (Zea mays) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cho nên nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, một đe dọa chủ yếu cho ngành trồng bắp. Sự hiểu biết của chúng ta về sinh học phân tử của tính chống chịu lạnh trong cây bắp hiện rất hạn chế. Ở đây, tác giả phân lập được bZIP68, một yếu tố phiên mã (TF) có tính chất leucine zipper (bZIP), có vai trò như một regulator tiêu cực đối với chống chịu lạnh của cây bắp. Phân tích hệ thống transcriptome cho thấy  bZIP68 ức chế sự biểu hiện mang tính chất kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh của gen mã hóa DREB1 (transcription factor). Tính chất ổn định và hoạt tính phiên mã của bZIP68 bị kiểm soát bởi hiện tương phosphoryl hóa của nó tại phân tử Ser250 residue có tính bảo thủ trong điều kiện bị stress lạnh. Hơn nữa, tác giả chứng minh rằng locus bZIP68 là một đích của chọn lọc trong suốt thời kỳ đầu tiên “thuần hóa” bắp hoang dại thành bắp trồng trọt. Một đa hình có tính chất InDEl 358-bp (gọi là Indel-972) tại promoter của gen bZIP68 có ảnh hưởng đáng kể đối với sự biểu hiện có tính chất đặc thù (differential expression) của gen bZIP68 giữa giống bắp trồng và giống bắp tổ tiên hoang dã của nó (wild ancestor teosinte). Nghiên cứu này giải thích được biến thể mang tính chất cis-regulatory rất tiến hóa, mà điều ấy có thể được áp dụng để cải tiến giống bắp chống chịu lạnh.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35543494/

 

Di truyền tính kháng bệnh Fusarium trên hạt bắp

 Di truyền tính kháng bệnh Fusarium trên hạt bắp

Nguồn: Eric N. Butoto, Jason C. Brewer & James B. Holland. 2022. Empirical comparison of genomic and phenotypic selection for resistance to Fusarium ear rot and fumonisin contamination in maize. Theoretical and Applied Genetics August 2022; vol. 135: 2799–2816

Sàng lọc kiểu gen (GS) và sàng lọc kiểu hình (PS) có kết quả giống nhau trong cải tiến tính trạng kháng bệnh FER (Fusarium ear rot) và quản lý độc tố trên hạt FUM (fumonisin contamination in maize). Phương pháp rẽ tiền hơn và nhanh hơn trong sàng lọc kiểu gen (genotyping methods: GS) tỏ ra hiệu quả so với sàng lọc kiểu hình (PS).

Nấm Fusarium verticillioides rất thường thấy trên ruộng bắp (Zea mays L.); pathogen này gây ra bệnh FER (Fusarium ear rot), sản sinh ra độc tố có tên gọi là mycotoxin fumonisin (FUM). Nghiên cứu này so sánh giữa phương pháp sàng lọc kiểu hình (PS) với sàng lọc kiểu gen (GS) nhằm cải tiến được tính trạng kháng bệnh FER và kháng độc tố FUM. Ba thế hệ giao phối kiểu intermating của kiểu gen tái tục (recurrent GS) được tiến hành trong cùng thời gian và từ một quần thể chung như hai thế hệ kiểu hình tái tục “recurrent PS”. Các dòng cây bắp được lấy mẫu từ mỗi chu kỳ PS và GS, mẫu được đánh giá tại 3 địa điểm ở bang North Carolina, năm 2020. Người ta quan sát phản ứng có tích chất tích lũy giống nhau đối với GS và PS, kết quả giảm khoảng 50% xét theo giá trị trung bình FER và FUM so sánh với quần thể ban đầu. Chu kỳ thứ nhất của GS hiệu quả hơn chu kỳ sau đó. PS và GS cả hai đều đạt được 70% hiệu quả chọn lọc (predicted total gain) từ sàng lọc FER, nhưng chỉ đạt 26% hiệu quả chọn lọc từ sàng lọc FUM, kết quả chỉ ra rằng hệ số di truyền của FUM có tính chất “overestimated”. Người ta thấy 20% giảm trong biến thiên của chỉ thị phân tử di truyền (genetic marker) từ PS và 30% giảm từ GS. Thách thức lớn nhất của nhóm tác giả là không có khả năng thu nhận nhanh chóng một tập họp dầy đặc và phù hợp của những “marker genotypes” thông quan các thế hệ của GS. Thực tiễn thao tác trên GS ở mức độ nhỏ cá thể trong chương trình lai tạo giống sẽ yêu cầu những phương pháp sàng lọc kiểu gen rẽ và nhanh hơn, chẳng hạn như những tiến bộ kỹ thuật sẽ là những cơ hội để tối ưu hóa có ý nghĩa và giao phối theo những công thức phục vụ sàng lọc GS trong tương lai bên cạnh cái mà người ta có thể tìm được trong kết quả này.

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04150-8

 

Hiện tượng của Fusarium ear rot.